Để sử dụng các loại tinh dầu một cách an toàn trong khi mang thai, một số hướng dẫn an toàn sau đây cần phải được tuân theo:
1. Nên thận trọng khi sử dụng nếu bị dị ứng: hoặc có tiền sử gia đình bị dị ứng.
2. Pha loãng tinh dầu: Tinh dầu cần phải được pha loãng trước khi sử dụng để xoa bóp với nồng độ khoảng 2% (tương đương với khoảng 10 giọt tinh dầu pha với 2 thìa dầu nền). Nếu sử dụng trong khi tắm bồn thì hoà vào nước tắm khoảng 6 – 10 giọt trước khi vào bồn tắm. Nếu sử dụng để chườm nóng thì pha 3 – 6 giọt tinh dầu vào một bát nước ấm và dùng khăn thấm nước để chườm nóng.
3. Hạn chế hoặc tránh áp dụng liệu pháp tinh dầu trong ba tháng đầu của thai kỳ: Trong giai đoạn này, bào thai đang dần được hình thành nên tránh áp dụng liệu pháp tinh dầu vì có thể dẫn đến những trường hợp đáng tiếc.
4. Chú ý tránh sử dụng các loại tinh dầu được xem là chống chỉ định khi mang thai: Một số loại tinh dầu có thể gây rối loạn đông máu hoặc tăng co rút không được áp dụng cho phụ nữ lúc mang thai. Một số loại tinh dầu sau không nên sử dụng trong giai đoạn này: húng quế (Basil), gỗ bách hương (Cedarwood), quế (Cinnamon), xô thơm (Clary sage – có thể sử dụng trong khi sinh), đinh hương (Clove), trắc bá (Cypress – có thể sử dụng sau tháng thứ 5 của thai kỳ), thì là (Fennel), nhài (Jasmine – có thể dùng trong khi sinh), bách xù (Juniper), cỏ chanh (Lemongrass), nhựa cây mật nhi lạp (Myrrh), bạc hà (Peppermint), mê điệt (Rosemary), kinh giới ngọt (Sweet marjoram), hung tây (Thyme).
Ths Bs. Nguyễn Tất Bình
(Theo Naturalbloom)
Một số loại tinh dầu có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai
1. Tinh dầu cam Bergamot: có tác dụng giảm đau, sát trùng, chống trầm cảm, tạo cảm giác tươi mát, chống viêm bàng quang trong khi mang thai.
2. Tinh dầu hoa cúc (Chamomile): có tác dụng sát trùng, giảm đau, kháng viêm và chống co thắt, giúp làm dịu đau nhức cơ bắp, nhức đầu, đau răng và chứng khó tiêu.
3. Tinh dầu bách (Cypress): có thể sử dụng từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Nó có tác dụng khử trùng, chống co thắt, làm săn chắc và lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ và phù mắt cá chân.
4. Tinh dầu bạch đàn (Eucalyptus): có tác dụng khử trùng, kháng sinh, giảm đau, chống viêm, kháng vi-rút. Nó có tác dụng trong các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.
5. Tinh dầu trầm hương (Frankincense): có tác dụng khử trùng, làm săn chắc, an thần, làm ấm.
6. Tinh dầu phong lữ (Geranium): có thể sử dụng sau tháng thứ 3 của thai kỳ. Nó có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, làm săn chắc, tạo cảm giác tươi mát, giảm đau chân và rất tốt trong các trường hợp tuần hoàn kém.
7. Tinh dầu hoa bưởi (Grapefruit): có tác dụng làm săn chắc, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích mạch bạch huyết, giúp giữ nước.
8. Tinh dầu hoa oải hương (Lavender): có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, giảm đau, chống trầm cảm, giúp thư giãn, làm dịu đau nhức của thai kỳ, kích thích sản sinh tế bào mới và giúp giữ nước.
9. Tinh dầu chanh (Lemon): có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn, kháng nấm, làm săn chắc. Nó có lợi trong việc xoa bóp làm thư giãn tĩnh mạch.
10. Tinh dầu quýt (Mandarin): có tác dụng khử trùng, làm tươi mát, thư giãn nhẹ.
11. Tinh dầu hoa cam (Neroli): có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, chống co thắt, chống viêm, giúp thư giãn.
12. Tinh dầu hoắc hương (Patchouli): có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, kháng viêm, giảm đau dây thần kinh. Giúp giảm bớt sự nhầm lẫn, do dự và thờ ơ.
13. Tinh dầu Petitgrain: có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, an thần, làm tươi mát, tăng lực. Nó có tác dụng trong việc điều trị các chứng trầm cảm trước hoặc sau khi sinh.
14. Tinh dầu gỗ từ đàn (Rosewood): có tác dụng khử trùng, an thần.
15. Tinh dầu gỗ đàn hương (Sandalwood): có tác dụng khử trùng, chống viêm, chống trầm cảm, an thần. Nó có tác dụng điều trị chứng viêm bàng quang trong khi mang thai.
16. Tinh dầu quýt (Tangerine): có tác dụng chống co thắt, kích thích mạch bạch huyết, làm dịu, an thần. Giúp ngăn ngừa tình trạng căng cơ nặng.
17. Tinh dầu cây chè (Tea tree): có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, kháng nấm, kháng virus. Có thể được dùng để điều trị bệnh nấm trong khi mang thai.
18. Tinh dầu Ylang Ylang: có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, kích thích tình dục, an thần, hạ huyết áp. Phục hồi khi làm việc quá sức hoặc căng thẳng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét